Mạng xã hội thu thập thông tin người dùng để làm gì
Nguyễn Dương 06-06-2024Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thiếu trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Khi sử dụng mạng Internet, không ít thì nhiều thì chúng ta đều lướt qua Facebook, Youtube hoặc tra cứu thông tin gì đó bằng Google. Mạng xã hội đem lại cho chúng ta rất nhiều điều tiện lợi nhưng nó ngày càng chi phối sâu hơn vào đời sống con người, thậm chí là cả an ninh xã hội.
Cách đây khoảng hơn chục năm, khi đó mạng xã hội chưa phát triển mạnh mẽ như bây giờ, chắc lúc đó các bạn đều đang sử dụng Yahoo đúng không. Cũng chẳng có ai quan tâm đến việc thông tin cá nhân của mình có bị rao bán hay không, liệu mình có đang bị theo dõi trực tuyến hay không, nội dung của các tin nhắn có bị lộ hay không?
Thời gian gần đây khái niệm “thu thập thông tin người dùng” đã được cộng đồng mạng quan tâm rất nhiều. Cộng đồng mạng chia làm 2 phe, một số thì chỉ trích vì cho rằng đó là xâm phạm quyền riêng tư của họ. Còn một số thì cho rằng là mình đang sử dụng mạng xã hội miễn phí nên phải chấp nhận sự thật. Nhưng ít người hiểu rõ được bản chất của việc thu thập thông tin người dùng. Nó có phải là một việc xấu xa hay có ích lợi gì. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này nhé.
MẠNG XÃ HỘI CÓ THU THẬP THÔNG TIN NGƯỜI DÙNG KHÔNG?
Câu trả lời của mình là "đương nhiên là có". Làm gì có mạng xã hội nào không thu thập thông tin người dùng, không làm thế thì còn gọi gì là mạng xã hội. Điều quan trọng không phải là có thu thập thông tin người dùng hay không mà là họ làm gì với thông tin đó.
Thông tin người dùng ở đây là bao gồm rất nhiều thứ, ví dụ như: tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, thói quen tiêu dùng, sở thích, hoạt động mua sắm trực tuyến, lịch trình di chuyển ..........
Chắc nhiều bạn đã từng bất ngờ khi bản thân vừa like hoặc comment một bài viết "giày thể thao" thì sau đó một loạt các banner quảng cáo, gợi ý mua sắm về giày thể thao xuất hiện tràn ngập trên Facebook hoặc trên các trang Web. Bạn tìm mua bếp ga, bếp điện trên Google thì chỉ vài phút sau là các banner quảng cáo về bếp tràn ngập trên trình duyệt web hoặc Facebook.
MẠNG XÃ HỘI THU THẬP THÔNG TIN NGƯỜI DÙNG ĐỂ LÀM GÌ
Chắc chắn một điều rằng việc mạng xã hội thu thập thông tin người dùng là để phục vụ cho mục đích kinh doanh, hỗ trợ cho việc kiếm được tiền từ quảng cáo và marketing. Vậy họ kiếm tiền như thế nào với thông tin này.
Trước hết chúng ta cần hiểu được cách kiếm tiền cơ bản của Facebook, Youtube, Google. Nói chung là họ kiếm tiền từ việc được thuê quảng cáo.
Ví dụ mình là chủ một cửa hàng sửa chữa máy tính, mình muốn cửa hàng của mình được nhiều người biết đến, mình sẽ thuê quảng cáo của Google, sau đó Google sẽ hiển thị các banner quảng cáo của cửa hàng lên các trang web hoặc đưa thông tin cửa hàng lên top đầu khi người dùng tìm kiếm trên Google.
Vậy mạng xã hội họ xử lý thông tin người dùng như thế nào?
1. Sử dụng thông tin người dùng để đưa ra quảng cáo phù hợp cho từng người dùng
Có một điều hiển nhiên là không thể hiển thị quảng cáo với tất cả mọi người giống nhau được, mỗi một người sẽ được nhìn thấy các banner quảng cáo khác nhau. Nhiều người sẽ nghĩ rằng các banner quảng cáo đó là được hiển thị ngẫu nhiên. Nhưng thực ra không phải như vậy, các quảng cáo được hiển thị trước mắt bạn là đã được hệ thống của Google phân tích và đưa ra đề xuất phù hợp với bạn.
Giả sử bạn đang tìm hiểu về các cửa hàng sửa chữa máy tính trong khu vực bạn sinh sống, bạn sẽ tra cứu trên Google. Sau đó là một loạt các gợi ý, banner quảng cáo của cửa hàng của mình sẽ hiển thị lên màn hình máy tính của bạn. Vì mình đã bỏ tiền ra thuê Google chạy quảng cáo mà.
Vậy việc thu thập thông tin người dùng là để đem đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn, hiển thị đúng mục tiêu cho những người đang cần sản phẩm. Google và Facebook sẽ chỉ hiển thị quảng cáo cho những người dùng đang thực sự quan tâm đến một sản phẩm nào đó.
Điều này giúp người bán tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, bán được nhiều sản phẩm hơn và cũng giúp người dùng dễ dàng tìm được đúng sản phẩm họ đang quan tâm, cần tìm kiếm.
Đương nhiên là không phải các nhân viên của Google cứ ngồi miết trên máy tính rồi xem người dùng trên toàn thế giới tra cứu gì để rồi xử lý thông tin. Chính xác là không thể làm được vì số lượng người dùng là quá lớn. Họ tạo ra những con Bot trên mạng internet (bạn có thể hiểu nôm na Bot là phần mềm của Robot). Đây là các chương trình máy tính được lập trình sẵn, nó có thể tự động làm việc, nó tự động thu thập thông tin người dùng rồi phân tích và đưa ra quảng cáo phù hợp với từng người dùng.
2. Làm cở sở dữ liệu cho những dự án Big Data hoặc cho mục đích nghiên cứu con người
Thông thường các nghiên cứu về dữ liệu con người thường được áp dụng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc nhằm mục đích chính trị.
Những mạng xã hội lớn như Google, Facebook nó ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, các khu vực trên thế giới qua đó họ có thể thu thập được thông tin của người dân tại quốc gia, khu vực đó.
Cũng nhờ đó mà nó thể hiện được một phần nào thông tin xã hội học tại khu vực đó như văn hóa, tôn giáo, thói quen tiêu dùng, thói quen xấu, tệ nạn xã hội ........., qua đó Mỹ sẽ có những tác động tới khu vực hay quốc gia nào đó.
3. Bán lại thông tin người dùng cho các công ty quảng cáo khác
Chắc các bạn cũng đã biết, gần đây Facebook dính vào nhiều vụ bê bối về để lộ lọt thông tin người dùng. Sự thật như thế nào thì mình không dám khẳng định nhưng nó có dấu hiệu bán thông tin cho các công ty quảng cáo khác. Theo những bản tin mình được xem thì đại diện của Facebook không nói rõ về việc có bán thông tin người dùng hay không mà chỉ nói về việc sẽ khắc phục tình trạng, sau đó thì lại có thông tin trên báo chí là do lỗi về kỹ thuật nên hacker đã đánh cắp thông tin người dùng Facebook.
Nghe có vẻ không được hợp lý lắm đúng không, một hệ thống lớn top thế giới, toàn các kỹ sư thuộc hàng đầu thế giới mà lại sơ xuất như vậy sao.
Nói chung là các công ty quảng cáo khác họ không có lợi thế như Facebook, Google về việc thu thập thông tin người dùng, vậy nên nếu họ mua được thông tin đó thì sẽ giúp họ kinh doanh tốt hơn.
HIỂM HỌA TỪ VIỆC BỊ LỘ THÔNG TIN TRÊN MẠNG INTERNET
Gần đây, trên mạng vẫn có câu "Google còn hiểu bạn hơn chính bạn hiểu bạn".
Nói chung, các mạng xã hội được tạo ra bởi cá nhân hay là công ty thì đều với mục đích lợi nhuận, kinh doanh là chính, không hình thức này thì hình thức khác.
Điều này là hiển nhiên thôi, không ai mở công ty ra để làm "từ thiện" cả, họ cho chúng ra sử dụng Free thì chúng ta phải đánh đổi lại cái khác.
Nhưng làm gì cũng phải có chừng mực, có giới hạn của nó, cụ thể là phải tuân thủ quy định pháp luật mỗi nước hoặc các chuẩn mực xã hội. Có những lúc mình nhận thấy Facebook họ đang đi quá đà.
Ngoài việc liên quan đến các vụ bê bối về bán thông tin người dùng thì Facebook cũng can thiệp quá sâu vào tài khoản cá nhân của người dùng. Thậm chí là xem trộm tin nhắn, theo dõi cuộc gọi thoại của người dùng.
Bản thân mình đã từng bị như vậy, mình và một người bạn gọi thoại qua Facebook Messenger, trong cuộc thoại có đề cập đến vấn đề mua bán nhà đất, kết thúc cuộc gọi mình đã thấy tràn ngập các gợi ý, banner quảng cáo về mua nhà trên Facebook.
Làm như vậy là đang xâm phạm quyền riêng tư rồi đó, xâm phạm quá sâu rồi.
CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH LỘ THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Tăng cường bảo mật tài khoản mạng xã hội, tránh để tài khoản bị đánh cắp, kẻ gian sẽ lợi dụng để lừa đảo
- Chỉ đăng thông tin cơ bản dùng để bảo mật hoặc xác minh tài khoản, tránh đăng quá nhiều thông tin
- Hạn chế check in vì qua đó bạn sẽ bị lộ lịch trình di chuyển
- Nên duyệt Web ở chế độ riêng tư, Google sẽ khó khăn hơn trong việc biết bạn đã từng truy cập vào nhưng trang web nào.
Bài viết liên quan
Winrar có thực sự miễn phí
Youtuber kiếm tiền bằng cách nào
Registry là gì
Cấu tạo của máy tính gồm những gì
Tại sao Laptop chơi game yếu hơn PC
Mạng xã hội thu thập thông tin người dùng để làm gì