Lưu trữ thông tin
Lưu trữ thông tin là nhu cầu rất cần thiết trong cuộc sống của con người. Từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng những vật dụng từ thiên nhiên để lưu trữ thông tin như khắc chữ hoặc hình lên đá, gốc cây, thanh gỗ. Sau đó thì con người đã tạo ra những cuốn sách từ những thẻ tre.

Dần dần con người đã sử dụng sổ sách, hồ sơ, giấy tờ để lưu trữ văn bản. Nhưng khi công nghệ máy tính phát triển, chúng ta đã không còn hoàn toàn lưu trữ dữ liệu bằng giấy tờ nữa mà sử dụng máy tính để lưu trữ các dạng văn bản, hình ảnh, video. Trong thời đại 4.0 hiện nay, chúng ta còn sử dụng các nền tảng trên mạng internet để lưu trữ thông tin như của Google Photo, Google Doc, Google Sheet, Google Drive ........
Đối với máy tính cá nhân thì việc lưu trữ dữ liệu chính là lưu trữ vào ổ đĩa, các file được phân chia nằm trong các thư mục để tiện cho việc quản lý và sử dụng
Ví dụ lưu trữ file Word, Excel, bài hát, video, game. Thì đó là dữ liệu được lưu trữ, còn để đọc được dữ liệu đó thì chúng ta phải sử dụng phần mềm phù hợp. File văn bản thì phải dùng phần mềm văn bản để đọc, file video thì phải dùng phần mềm xem video để đọc. Vậy nghĩa là để xem được một video thì chúng ta phải có 2 yếu tố là phần mềm và dữ liệu video. Phần mềm thì các bạn sẽ lập trình để có, còn dữ liệu thì chúng ta sẽ phải thu thập từ các phương tiện như bàn phím, mic, máy quay, phần mềm đồ họa .........
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là một hệ thống các thông tin có cấu trúc, được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ nhằm thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng chạy cùng một lúc với những mục đích khác nhau.
Việc sử dụng hệ thống CSDL này sẽ khắc phục được những khuyết điểm của cách lưu trữ dưới dạng hệ thống tập tin, đó là:
• Giảm trùng lặp thông tin ở mức thấp nhất, đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu
• Đảm bảo dữ liệu được truy xuất theo nhiều cách khác nhau, từ nhiều người khác nhau và nhiều ứng dụng khác nhau
• Tăng khả năng chia sẻ thông tin
Tuy nhiên việc sử dụng hệ quản trị CSDL thì các bạn phải chú ý:
• Phải đảm bảo tính chủ quyền của dữ liệu, vì khi sử dụng có tính chất chia sẻ cao
• Bảo mật quyền khai thác thông tin
• Bảo đảm vấn đề tranh chấp dữ liệu khi xảy ra
• Khi gặp các trục trặc sự cố thì phải bảo đảm vấn đề an toàn dữ liệu, không bị mất dữ liệu
Hiện nay có rất nhiều hệ quản trị CSDL như MYSQL, SQL SERVER, Oracle, MS Access.
SQL Server
SQL là ngôn ngữ phi thủ tục, không yêu cầu cách thức truy cập cơ sở dữ liệu như thế nào. Tất cả các thông báo của SQL rất dễ dàng sử dụng và ít mắc lỗi.
SQL cung cấp các tập lệnh phong phú cho các công việc hỏi đáp dữ liệu như:
- Thêm, sửa, xóa dữ liệu
- Truy vấn dữ liệu
- Lọc và tìm kiếm đối tượng
SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụng câu lệnh SQL (Transact-SQL) để trao đổi dữ liệu giữa máy Client và máy cài SQL Server. Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS. SQL Server được phát triển và tiếp thị bởi Microsoft.
Nói các khác đây là một phần mềm giúp các bạn gõ lệnh để thao tác với cơ sở dữ liệu. Nó giống như phần mềm mà chúng ta dùng để lập trình nhưng ngôn ngữ chúng ta dùng là ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu. Trong đó cũng có các câu lệnh thêm, sửa, xóa, vòng lặp, điều kiện, lọc dữ liệu .......
SQL Server hoạt động độc quyền trên môi trường Windows trong hơn 20 năm. Năm 2016, Microsoft đã cung cấp phiên bản trên Linux. SQL Server 2017 ra mắt vào tháng 10 năm 2016 chạy trên cả Windows và Linux, SQL Server 2019 cũng ra mắt trong năm 2019.
SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server có thể kết hợp “ăn ý” với các server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét